Đại đoàn 316 còn gọi là Đại đoàn Bông Lau (nay gọi là sư đoàn) là một trong những đại đoàn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Thực dân Pháp. Đại đoàn 316 được thành lập ngày 01/5/1951, gồm cá trung đoàn: 174, 176 và 98. Đại đoàn trưởng đầu tiên là tướng Lê Quảng Ba, Chính ủy là đồng chí Chu Huy Mân.

Thực hiện Đề án Đông Xuân 1953 - 1954, trung tuần tháng 11/1953, Đại đoàn 316 (chỉ bao gồm chỉ huy đại đoàn và Trung đoàn 174) hành quân lên Tây Bắc. Trước đó, từ đầu tháng 11, bộ phận chuẩn bị chiến trường của 316, do tham mưu trưởng Vũ Lập dẫn đầu, đã lên đường. Ngay sau đó, địch phát hiện 316 đang tiến quân lên Tây Bắc, nhận thấy Lai Châu và Thượng Lào bị uy hiếp, nên đưa một bộ phận lực lượng lên để đối phó. Ngày 20/11/1953, Navarre bắt đầu cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, 3 ngày sau 6 tiểu đoàn dù với khoảng 4.500 lính đã có mặt tại Điện Biên Phủ hòng chặn âm mưu xân nhập của Việt Minh. Một bức điện khẩn được gửi cho 316 đang trên đường hành quân: "Địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ là để che chở cho Lai Châu và Thượng Lào bị uy hiếp. Như vậy là bị động phân tán lực lượng để đối phó với ta, tình hình căn bản có lợi cho ta... Nắm cơ hội tốt, tạo cơ hội tốt để tiêu diệt địch". Mệnh lệnh quy định 316 tổ chức thành những tiểu đoàn hành quân cho nhanh, chậm nhất ngày 6/12/1953 phải có mặt ở Tuần Giáo.

Địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, Tây Bắc đã thực sự trở thành hướng chính như dự kiến của ta. Trước đây, quyết tâm của Trung ương Đảng là sau khi giải phóng Lai châu, sẽ phối hợp cùng với bộ đội Pa thét Lào giải phóng tỉnh Phông Xa Lỳ trực tiếp uy hiếp Luông Phabăng, kinh đô của nhà vua Lào. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, chiến trường Tây Bắc đã thay đổi và còn tiếp tục thay đổi. Tổng quân ủy nhận định địch có thể giữ cả Lai Châu và Điện Biên Phủ, cũng có thể tập trung về Điện Biên Phủ. Nếu quân địch không rút như ở Nà Sản, chúng sẽ biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm lớn. Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị, quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông Xuân 1953 – 1954,  dự kiến khởi đầu vào tháng 2 theo tinh thần "đánh chắc tiến chắc".

Trung đoàn 176 và 98 gấp rút hành quân theo hướng Điện Biên Phủ theo lệnh và nhận nhiệm vụ giải phóng Thị xã Lai Châu. Đại đoàn trưởng Lê Quảng Ba và chính ủy Chu Huy Mân quyết định đưa Tiểu đoàn 439 của Trung đoàn 98, do phó chính ủy trung đoàn Phạm Quang Vinh trực tiếp phụ trách, tiến gấp lên phía Bắc giải phóng thị xã Lai Châu, một tiểu đoàn khác của 98 tạm dừng lại Tuần Giáo đề phòng địch nhảy dù tập kích phía sau vào hậu phương trực tiếp của chiến dịch, đại bộ phận đơn vị tiến về con đường Lai Châu - Điện Biên Phủ.

Tối ngày 10/12, Tiểu đoàn 439 tới Pa Ham một đồn nhỏ cánh thị xã Lai Châu 32km, đến nửa đêm bắt đầu tiến công. Quân địch cầm cự được nửa giờ rồi bỏ chạy. Hôm sau, tiểu đoàn tiến đến đèo Clavô cách thị xã Lai Châu 14km. Địa thế đèo này cực kỳ hiểm trở, chỉ cần một đại đội chiếm giữ có thể cầm cự được với cả một trung đoàn. Nhưng 439 dễ dàng vượt qua vì quân địch đang trên đường rút lui, thấy bộ đội ta xuất hiện là hoảng hốt tháo chạy. Ngày 12/12, bộ đội ta tiến vào giải phóng thị xã Lai Châu sau gần một thế kỷ nằm dưới ách đô hộ của Pháp. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tung bay trên thị xã đầy những xác xe vận tải và những kho tàng bị phá hủy. Tiếp đó các đơn vị khác của 316 là Trung đoàn 174 bố trí ở khu vực Mường Muộn, Mường Pồn đón đánh quân địch tử Lai Châu chạy về. Tiểu đoàn 215 của trung đoàn 98 đứng chân ở Pu San chặn đánh quân địch từ Điện Biên Phủ lên. Tiểu đoàn 888 của 176 đã chốt chặn ở Him Lam - Bản Tấu ngay cửa ngõ Mường Thanh.

Sáng ngày 12/12, Đại đội 674 của Tiểu đoàn 251 Trung đoàn 174 tiến xuống Mường Pồn thì phát hiện trong bản có nhiều quân địch từ Lai Châu, rút về đang tập trung tại đây. Đại đội lập tức tiến hành bao vây và nổ súng đánh địch. Quân địch có máy bay yểm trợ, thấy lực lượng ta ít, kiên quyết xung phong đánh bật ta để mở đường đi về Điện Biên Phủ. Cán bộ, chiến sĩ Đại đội 674 chiến đấu rất dũng cảm kiên quyết không nới lỏng vòng vây. Chiến sĩ liên lạc Bế Văn Đàn mang lệnh đến cho tiểu đội Chu Văn Pù giữa lúc cả tiểu đội chỉ còn bốn người đang phải chặn đánh một cánh quân từ trên cao tràn xuống. Chu Văn Pù có khẩu trung liên trong tay nhưng không biết đặt vào đâu. Bế Văn Đàn lao tới nhấc hai chân súng đặt lên vai mình, và giục Pù siết cò trút đạn về phía quân địch. Bế Văn Đàn hy sinh, nhưng đợt tiến công của địch đã bị chặn đứng.

Sau khi nhận thấy rõ vị trí chiến lược quan trọng của Điện Biên Phủ, Navarre đã quyết định xây dựng tại đây tập đoàn cứ điểm giống với Nà Sản trước đây nhưng với quy mô lớn hơn và hoành tráng hơn. Tất cả sự đầu tư của người Mỹ cũng được dồn vào Điện Biên Phủ nhằm biến Điện Biên Phủ thành căn cứ quân sự mạnh nhất Đông Dương để tiêu diệt Việt Minh. 49 cứ điểm với hệ thống phồng thủ bằng dây thép gai có nơi dày tới hàng trăm mét gai những bãi mìn dày đặc, hệ thống hỏa lực lạnh mẽ với sự có mặt của các cỡ pháo mạnh nhất lúc bầy giờ và các loại súng, cối… Đến ngày 15/12, lực lượng địch ở Điện Biên Phủ đã tăng lên 11 tiểu đoàn.

Sau khi cân nhắc tình hình giữa ta và địch và khả năng giành thắng lợi cao nhất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển từ phương án tác chiến “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc tiến chắc”, tổ chức lại lực lượng, chuẩn bị đầy đủ về hậu cận và kéo pháo vào đúng vị trí, ngụy trang và làm hầm bí mật cho pháo. Cuộc tấn công chính thức sẽ lui lại sau khi mọi thứ đã chuẩn bị kỹ càng.

Máy bay do thám liên tục hoạt động nhằm tìm vị trí ẩn nấp của quân ta xung quanh Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ta cũng liên tục đẩy mạnh bắn tỉa tiêu diệt bất cứ tên địch nào mon men đến gần trận địa của ta. Ngày 01/2 Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 tiến về phía đông Mường Thanh, tới dãy cao điểm nằm cách tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ 5km. Chúng tiến lên cao điểm 781(Đồi Xanh) và vấp phải trận địa phòng ngự của Đại đội 925 Tiểu đoàn 255 Trung đoàn 174 (316). Trong trận này. Đồng chí Hoàng Văn Nô, một chiến sĩ người Nùng mới 20 tuổi dùng lưỡi lê đâm chết nhiều tên địch, nhưng không may bị trúng đạn, hi sinh anh dũng. Trong trận này, một tiểu đội của ta đã đánh lui một đại đội địch. Chiến sĩ Hoàng Văn Nô được Bộ chỉ huy chiến dịch truy tặng danh hiệu duy nhất trong chiến tranh: "Dũng sĩ đâm lê". Ngày 6/2/1954, Lănggơle chỉ huy một lực lượng tiếp tục mở cuộc tiến công lên cao điểm 781, tiếp tục bị chặn bởi hỏa lực của Tiểu đoàn 439 Trung đoàn 98 (316). Đại đoàn 316 đã biến khu vực Đồi Xanh gồm nhiều cao điểm 781, 754, 518, 502... thành một bức thành ngăn cảnh đồng Mường Thanh với dãy núi Tà Lũng ở phía trong, nơi bộ đội ta đang triển khai xây dựng trận địa.

Ngày 13/3/1954, ta nổ súng tấn công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Các vị trí phái Bắc và Đông Bắc của địch là Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo sẽ là những cứ điểm đầu tiên ta chon mở màn. Trung tâm đề kháng Him Lam ở phía Đông Bắc, cửa ngõ từ Tuần Giáo vào Điện Biên là nơi ghánh những loạt hỏa lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Rất nhanh chóng, chỉ sau hơn 5 giờ chiến đấu, ta đã hoàn toàn làm chủ được Him Lam, tiêu diệt và bắt sống hơn 500 địch, thu nhiều vũ khí. Trong trận này, ta đã phối hợp rất tốt giữa bộ binh và pháo binh tạo nên thế chủ động tấn công và đánh chiếm căn cứ của chúng. Thắng lợi mở màn này đã giúp ta nhanh chóng chiếm được hai cứ điểm khác là Độc Lập và Bản Kéo, kết thúc đợt tấn công thứ nhất chỉ sau 5 ngày giao chiến và bức hàng địch, mở thông cánh cửa vào trang tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Để chuẩn bị cho đợt tấn công thứ hai, ta đào trận địa tấn công và bao vây xung quanh Mường Thanh. Đại đoàn 316 có nhiệm vụ xây dựng đường giao thông hào trục từ Noong Bua nối liền với giao thông hào trục của Đại đoàn 312, đi qua Bản Bánh, Bản Ten tới sông Nậm Rộm ngang bản Co Mị, nối liền với giao thông hào trục của Đại đoàn 308 và làm trận địa tiến công các cao điểm A1 và C1 (Eliane 2 và Eliane 1 ở phía Đông). Vòng vây trận địa chiến hào hình thành phá vỡ cấu trúc cơ bản của tập đoàn cứ điểm, tách hoàn toàn phân khu Hồng Cúm khỏi khu trung tâm, khiến kẻ địch không còn khả năng rút lui, cũng như khó đưa thêm quân tiếp ứng và sự cứu viện của lực lượng ở phân khu Nam.

18 giờ ngày 30 tháng 8 năm 1954, đợt tiến công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu. Đại đoàn 316 (thiếu một trung đoàn), được phối thuộc hai đại đội sơn pháo 75, hai đại đội súng cối 120 ly có nhiệm vụ tiêu diệt các cao điểm A1 (Eliane 2), C1 (Eliane 1), C2 (Eliane 4) thuộc trung tâm đề kháng Elian, và phối hợp với các đơn vị khác tiêu diệt lực lượng dù cơ động.

Tại cao điểm C1, ta mở rào bằng đạn phóng bộc lôi, các pháo thủ bắn rất chính xác phá tung từng đoạn rào, khi pháo chuyển làn các chiến sỹ bộc phá chỉ còn giải quýêt nốt những đoạn còn sót lại. Chỉ bằng một đợt xung phong mạnh trong 10 phút, Đại đội 38 đã chiếm được lô cốt nằm trên mỏm đất cao nhất nhô lên trên đỉnh đồi được anh em quen gọi là mỏm Cột Cờ; quân địch dồn về những lô cốt ở khu vực phía Tây gọi pháo bắn vào trận địa ta. Các chiến sỹ xung kích dùng lưỡi lê, lựu đạn lao lên đánh  giáp lá cà, đập tan 3 đợt phản kích của địch. Trận đánh diễn ra đúng 45 phút, toàn bộ một đại đội 140 tên địch thuộc Tiểu đoàn 1 Trung đoàn Ma Rốc số 4 bị tiêu diệt và bắt sống. Bộ chỉ huy chiến dịch đã điện khen thưởng Trung đoàn 98 và quyết định thưởng Huân chương Quân công hạng 3 cho Tiểu đoàn 215 vì đã hoàn thành nhiệm vụ nhanh, gọn nhất mặt trận.

Thất thủ ở C1, địch rút sang C2 sử dụng hỏa lực ở đây bắn lên C1 để chiếm lại, gây nhiều thương vong cho bộ đội ta. Tại cứ điểm C2, chỉ huy Bigead đã cho lính đào một đường hào từ C2 sang C1, chuẩn bị mở đợt tiến công bất ngờ, có tính quyết định của trận đánh. 5 giờ 50 phút ngày 10/4, Bigead đã ra lệnh tấn công trận địa phòng ngự của ta trên C1. Các chiến sĩ Trung đoàn 98 đã bình tĩnh và anh dũng chiến đấu đẩy lui nhiều đợt phản kích của địch, giữ vững trận địa. Cuộc chiến đấu diễn ra ở đây trong tình thế giằng co quyết liệt. Địch liên tục chi viện, mở nhiều đợt xung phong, phản kích. 2 giờ sáng ngày 14/4, mỗi bên chiếm giữ nữa quả đồi.

Trung đoàn 174 mất liên lạc với Đại đoàn ngay từ giờ đầu không nhận được lệnh tiến công. Khi thấy trên những cao điểm khác tiếng súng của bộ binh đã nổ ran, trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An chủ động ra lệnh cho hỏa lực bắn vào cứ điểm yểm hộ cho xung kích mở cửa. Ngay khi bị mất các cao điểm phía Đông khác, địch co cụm về A1, mong cứu vãn tình hình, quyết tâm bảo vệ bằng được cứ điểm này. Phải mất hơn nửa giờ các chiến sĩ của ta mới vượt qua được lớp rào dây thép gai, chia làm 2 mũi, tiến công lên cứ điểm A1. Sau hơn 5 giờ chiến đấu quân ta chiếm được 2/3 cứ điểm nhưng bị pháo địch tập trung ngăn chặn, không tiến thêm được; lực lượng bị tiêu hao khá nhiều. Trung đoàn 102 Đại đoàn 308 kịp thời vào tiếp ứng cho 174 chiến đấu quyết liệt 3 ngày đêm nhưng các đợt xung phong của ta đều không vượt được khỏi hỏa lực trước hầm ngầm và chỉ chiếm được nửa phần phía Đông đồi A1. Tiểu đoàn 255 Trung đoàn 174 củng cố và xây dựng trận địa phòng ngự. Cuộc chiến đấu giằng co với quân Pháp rất ác liệt bằng các trận chống phản kích, tập kích, bắn tỉa, đoạt dù… tiêu hao sinh lực địch, ta giành giật với địch từng tấc đất, từng mét chiến hào, giữ vững non nửa quả đồi.

Khó khăn lớn nhất của ta là hỏa lực của địch từ hầm ngầm bí mật trên đỉnh đồi. Ta đã thực hiện kế hoạch “Lấy hầm trị hầm”, đào đường hào dài 33m và một ngách ở cuối đường hầm mỗi chiều 1,5m để chứa thuốc nổ hướng về phía hầm ngầm của địch. Chiều ngày 01/5/1954, toàn mặt trận bước vào trận chiến đấu cuối cùng. Nhiệm vụ của đợt này là đánh chiếm các cao điểm còn lại ở phía Đông, trọng tâm là phải chiếm cho được đồi A1, tiêu diệt một số cứ điểm ở phía Tây, bắn phá khu vực trung tâm chuẩn bị chuyển sang tổng công kích. Trung đoàn 174 tiếp tục thực hiện việc tiêu diệt bằng được cứ điểm A1.

20 giờ 30 phút ngày 06/5/1954 đội trưởng Nguyễn Phú Xuyên Khung cùng 2 đồng chí Nguyễn Bạch và Nguyễn Điệt điểm hoả khối bộc phá. Các mũi tấn công của ta từ các hướng xông lên tiêu diệt các vị trí của địch trên cao điểm A1. Đại đội 317, Tiểu đoàn 249 tiến thẳng lên Sở chỉ huy địch trên đỉnh đồi. Trận chiến đấu tại cứ điểm A1 kết thúc lúc 4 giờ 30 phút ngày 07/5/1954. Sau 8 tiếng đồng hồ của đợt tiến công thứ 4, Trung đoàn 174 đã tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm A1. Qua 39 ngày đêm ta đã loại 4 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn cơ động của địch, diệt 825 tên địch.

Đồng thời với trận chiến đấu tại A1, Tiểu đoàn 215, Trung đoàn 98 tấn công cứ điểm C2. Cuộc chiến đấu giằng co giữa ta và địch kéo dài suốt đêm. Đến rạng sáng ngày 7/5, chỉ huy cứ điểm tung lực lượng cơ động ra phản kích nhằm tạo ngón đòn bất ngờ đánh bật Trung đoàn 98 ra khỏi cứ điểm. Được sự hỗ trợ của Trung đoàn 174 bên phía A1, Trung đoàn 98 đã đập tan cuộc phản kích của địch. Lựu pháo của ta cũng dồn dập bắn chi viện hơn 200 quả. Trung đoàn 98 đã chia làm 3 mũi tấn công ào ạt xung phong lên C2. Trước sức mạnh tấn công như vũ bão của Việt Minh, cứ điểm C2 đã bị thất thủ, hơn 600 tên địch kéo nhau ra hàng. Chiếm được C2, toàn bộ dãy cao điểm phía Đông đã nằm dưới sự khống chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

15 giờ, ngày 07/5 ta mở trận Tổng công kích trên toàn mặt trận. 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954 De Castries và toàn bộ Bộ chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Điện Biên Phủ hoàn toàn giải phóng.

Trong chiến dịch lịch sử này, những trận đánh ác liệt ở A1, C1, C2 còn in đậm và vang vọng mãi chiến công của Trung đoàn 98, Trung đoàn 174. Tính chung trong toàn chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, Đại đoàn 316 đã đánh 17 trận tiến công và phòng ngự với quy mô tương đối lớn, cùng nhiều trận vận động phục kích, tập kích, tiêu diệt 3.300 tên, bắt sống và gọi hàng 6.500 tên, thu và phá hủy 3.200 súng các loại, bắn rơi và bắn cháy 11 máy bay, tiêu diệt 3 xe tăng, 3 xe ô tô, cùng nhiều phương tiện chiến tranh khác của địch./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Liên kết website
Thống kê: 698.193
Online: 106