Chiến dịch Điện Biên Phủ là thành quả của kháng chiến trường kỳ 9 năm từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Không trực tiếp chỉ đạo chiến dịch nhưng vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng to lớn, là nền tảng, sức mạnh và niềm tin với mỗi người dân, người chiến sĩ. Từng diễn biến, chuyển động của chiến dịch luôn được người theo dõi sát sao, kịp thời động viên, khích lệ mọi người có niềm tin tuyệt đối vào chiến thắng cuối cùng và sẵn sàng “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Ngay trước khi chiến dịch chính thức bắt đầu một lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” đã được Bác gửi ra mặt trận là giải thưởng luân lưu khích lệ mọi người vượt gian khó, hiểm nguy hăng hái thi đua, lập thành tích.

Cho đến nay nguồn gốc của lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” vẫn ít ai biết đến. Đến cuối năm 1953, chuẩn bị cho chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, cũng nhân dịp kỷ niệm 9 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị đề xuất với Hồ Chủ tịch về việc thêu cờ dùng làm giải thưởng luân lưu cho các đơn vị trong toàn quân thi đua giết giặc lập công, động viên bộ đội chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng. Đồng chí Vũ Anh Tài, cán bộ Ban Thi đua thuộc Cục Tuyên huấn được giao nhiệm vụ phác thảo mẫu cờ. Mẫu cờ được chọn là cờ đỏ sao vàng, có dòng chữ "Quyết chiến quyết thắng - giải thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch". Đồng chí Lê Quang Đạo, Cục trưởng Cục Tuyên huấn lúc bấy giờ đem mẫu cờ xin ý kiến của Bác và được Bác đồng ý phê duyệt. Ngày 22 tháng 12 năm 1953, lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" chính thức được sử dụng, trở thành giải thưởng luân lưu của Bác.

Ngày 11 tháng 3 năm 1954, mặt trận Điện Biên Phủ nhận được thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác viết:

- "Các chú sắp ra trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn khó khăn nhưng rất vinh quang.

Các chú vừa được chỉnh huấn chính trị và quân sự, đã thu được nhiều thắng lợi về tư tưởng và chiến thuật, kỹ thuật. Nhiều đơn vị đã đánh thắng trên các mặt trận. Bác tin chắc rang các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới.

Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất.

Chúc các chú thắng to.

Bác hôn các chú".

Lệnh động viên toàn thể cán bộ, chiến sĩ mở cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã được gửi tới các đơn vị:

- "Chiến dịch Điện Biên Phủ sắp bắt đầu! Đây là chiến dịch công kiên quy mô lớn nhất trong lịch sử quân đội ta từ trước tới nay... Đánh thắng ở Điện Biên Phủ, chúng ta sẽ phá tan kế hoạch Nava hiện đã bị thất bại nặng nề, sẽ giáng một dòn chí tử vào âm mưu mở rộng chiến tranh của bọn đế quốc Pháp - Mỹ. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi sẽ cô một ảnh hưởng vang dội trong nước và ngoài nước, sẽ là một cống hiến xứng dáng vào phong trào hòa bình thế giới dòi chấm dứt chiến tranh ở Việt - Miên - Lào... Giờ ra trận đã đến!

- Tất cả các cán bộ và chiến sĩ, tất cả các đơn vị, tất cả các binh chủng hãy dũng cảm tiến lên, thi đua lập công, giật lá cờ "Quyết chiến Quyết thắng” của Hồ Chủ tịch".

Đây là trận công kiên lớn nhất trong lịch sử quân đội ta. Một tập đoàn cỡ bự 12.000 tên địch, hệ thống phòng ngự khổng lồ, dày đặc trải dài khắp thung lũng Mường Thanh với các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại nhất dưới sự trợ giúp tối đa của Mỹ, trong khi đó lần đầu ta đánh hiệp đồng binh chủng bộ binh và pháo binh. So sánh về cục diện của cả hai bên, về cơ bản Pháp có nhiều lợi thế. Cho đến lúc này, với những đợt quán triệt, học tập chính trị, rèn luyện tư tưởng, cán bộ, chiến sĩ tại mặt trận đề quyết tâm cao, sắn sàng tiêu diệt địch, giành độc lập cho dân tộc.

Ngày mở màn được quyết định vào chiều ngày 13 tháng 3 sau nhiều lần trì hoãn. Nhiệm vụ của bộ đội ta trong đợt tiến công thứ nhất là tiêu diệt ba trung tâm đề kháng: Him Lam, Đồi độc lập, Bản Kéo, bảo vệ cho Tập đoàn cứ điểm ở hướng Bắc và Đông Bắc, ngăn chặn quân ta từ hai trục đường Lai Châu và Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ tiến vào cánh đồng Mường Thanh. Các đại đoàn tham gia chiến dịch đều xung phong và bày tỏ mong muốn được đánh trận mở màn. Cả 308 và 316 đã trải qua những trận truy kích đường dài hàng trăm kilômét, lực lượng ít nhiều bị tiêu hao. 312 tuy phải tham gia kéo pháo, làm đường và xây dựng trận địa khá mệt nhọc, nhưng lực lượng còn nguyên vẹn, được Bộ chỉ huy Mặt trận chọn làm đơn vị chủ công mở màn chiến dịch.

Đại đoàn công pháo 351 tập trung toàn bộ hỏa lực pháo binh trực tiếp yểm hộ cho bộ binh tiến công, kiềm chế pháo binh địch, tập kích vào cơ quan chỉ huy ở Mường Thanh, sân bay và các kho tàng. “Hỏa lực pháo của ta nhìn chung không mạnh hơn địch, nhưng nếu tập trung vào một số mục tiêu nhất định, cũng đủ mang lại sự bất ngờ. Hơn thế, trừ pháo cao xạ, tất cả pháo nặng đều được bố trí phân tán trong những căn hầm kiên cố, trên thế cao. Pháo của ta nằm trên sườn núi đối diện với Mường Thanh nhưng ngụy trang kín đáo, lại có những trận địa giả đánh lạc hướng quân địch, nên chúng rất khó phản pháo hoặc dùng máy bay oanh tạc hiệu quả. Và các khẩu pháo của ta tuy bố trí phân tán, nhưng khi tác chiến vẫn bắn tập trung được vào những mục tiêu chỉ định”.

Trước khi ta nổ súng, mọi sự nghi ngờ về khả năng phòng ngự của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đều bị dập tắt. Thực dân Pháp hoàn toàn biết trước về thời gian và kế hoạch tấn công trung tâm đề kháng Him Lam của Quân đội Nhân dân Việt Nam và đã có sự chuẩn bị tối ưu nhất. Pháo binh của Pháp cũng đã sẵn sàng chờ thời cơ để dập tắt mọi động tĩnh có thể gây hấn đối với Tập đoàn cứ điểm. Nhưng yếu tố bất ngờ là điều chúng không thể dự đoán trước. Sự có mặt của trọng pháo ta trên các triền đồi xung quanh lòng chảo và việc xây dựng các trận địa ngụy trang hoàn hảo đã đưa tới một sự ngạc nhiên không tưởng cho người Pháp, để rồi họ phải trả giá bằng sự sụp đổ gần như hoàn toàn của cụm cứ điểm Him Lam ngay trong những giờ phút đầu tiên của chiến dịch. Với chiến công này Đại đoàn công pháo 351 vinh dự là đơn vị đầu tiên nhận được lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Bác ngay trong buổi sơ kết đợt 1 chiến dịch tại trụ sở Bộ chỉ huy ở Mường Phăng, đại đoàn trao lại lá cờ cho đại đội lựu pháo 806, đơn vị đã bắn những phát pháo đầu tiên vào Him Lam mở màn chiến dịch lịch sử. Phong trào giành cờ luân lưu của Bác được đẩy mạnh trong từng đơn vị, chiến sĩ, trở thành phong trào thi đua yêu nước có sức lan tỏa mạnh mẽ trên toàn mặt trận.

Trong chiến dịch này, cũng lần đầu tiên trong lịch sử, cả một toàn soạn báo theo Bộ chỉ huy ra mặt trận từ phóng viên, in ấn, xuất bản. Cho đến khi kết thúc chiến dịch, 33 số báo Quân đội nhân dân được đánh số nối tiếp tại hậu phương đã trở thành món ăn tinh thần bổ ích không thể thiếu của chiến sĩ ta. Cũng với nhiệm vụ đó, những số báo này đã làm rất tốt công tác tuyên truyền, phát động phong trào thi đua, tinh thần yêu nước tới từng cán bộ chiến sĩ. Phong trào giành cờ thi đua của Bác cũng được ưu tiên đăng tải xuyên suốt 33 số báo, với những gương anh dũng chiến đấu, đơn vị xuất sắc trong chiến đấu.

Không phải chỉ đến khi chiến dịch diễn ra, ta mới đẩy mạnh các phong trào thi đua, lập thành tích trong chiến đấu và chiến thắng. Trước đó, đã có rất nhiều tấm gương hi sinh anh dũng, là động lực chiến đấu cho mỗi cán bộ, chiến sĩ. Đó là đồng chí Bế Văn Đàn, hi sinh khi lấy vai làm giá súng trong trận đánh tiêu diệt địch ở Mường Pồn cuối năm 1953; đó là anh Tô Vĩnh Diện quyết hi sinh để cứu pháo trên đường kéo pháo ra tháng 2/1954; hay ngay trong ngày mở màn của chiến dịch, anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình bịt hỏa điểm của địch tạo thời cơ cho đồng đội tiến lên truy quét địch. Chỉ là một số tấm gương trong vô vàn tấm gương hi sinh anh dũng mà cho đến sau này khi đất nước đã im tiếng súng, Đảng và Nhà nước ta mới có dịp tri ân các anh nhưng đã cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẽ, phẩm chất bộ đội cụ Hồ là một trong những yếu tố quan trọng nhất với mỗi người chiến sĩ cách mạng Việt Nam.

Bước vào đợt chiến đấu thứ hai vào trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nhiệm vụ trọng tâm là dãy đồi phòng ngự phía Đông, sân bay mường Thanh chặn nguồn tiếp tế của địch. Trước đó một trận địa tiến công và bao vây được tiến hành bao quanh Tập đoàn cứ điểm , ta đã tạo được một thòng lọng ngày càng siết chặt “con nhím” Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ tiêu diệt từng cứ điểm được bàn bạc kỹ lưỡng, trao cho từng đơn vị sau khi đã cân nhắc kỹ lường lợi thế của từng đại đoàn. A1 là khó khăn nhất bởi đây là cứ điểm trong cùng, được bao bọc kỹ lưỡng bởi hàng rào dây thép gai, các bãi mìn dày đặc và hệ thống hỏa lực của các loại súng, có nhiệm vụ che chở cho Sở chỉ huy của Đờ Cát. Ta đã có những quyết sách nhằm tiêu diệt bằng được các cứ điểm này, nhưng vẫn không lường trước hết được những khó khăn, thương vong không phải là ít. Trong đợt tiến công này, ngoại trừ A1 là chưa thể giải quyết dứt điểm theo kế hoạch, còn lại ta đã có những chiến thắng quan trọng, nhất là việc tiêu diệt sân bay Mường Thanh, chấm dứt các hoạt động chi viện trực tiếp cho Điện Biên Phủ của Pháp. Không những thế, việc bay cao thả dù do không thể tiếp cận mặt đất của máy bay đã khiến cho hơn nửa số dù hàng của người Pháp lạc sang phía trận địa của ta; đó hoạt và cứu thương cho bộ đội.

Ngày 8 tháng 4 năm 1954, khi cuộc chiến đang trong giai đoạn quyết liệt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi "Thư kêu gọi các chiến sĩ Điện Biên Phủ đẩy mạnh cuộc thi đua đánh tỉa quân địch." Trong thư viết:

"Khu trung tâm của địch hiện đã ở vào tầm hoạt động của các cỡ hỏa lực của ta. Để làm cho địch càng ngày càng bị tiêu hao mệt mỏi, tinh thần sút kém, thương vong chồng chất, để làm cho địch luôn luôn lo sợ và căng thẳng, ăn không ngon, ngủ không yên, bất cứ lúc nào cũng có thể bị bản chết, để tạo điều kiện cho quân ta giành được những thắng lợi lớn hơn, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân dịch ở Điện Biên Phủ và kêu gọi:

Toàn thể các chiến sĩ bắn súng trường, các chiến sĩ bắn súng máy, các chiến sĩ bắn súng cối, các chiến sĩ pháo binh, Hãy phát huy cao độ tinh thần tích cực diệt địch, nỗ lực thi đua đánh tỉa quân địch ở Điện Biên Phủ.

- Một viên đạn, một tên địch! ..."

Phong trào “Săn Tây bắn tỉa” phát triển mạnh, cộng với sự hoạt động liên tục của pháo cao xạ Việt Minh đã khiến cho lực lượng địch bị tiêu hao nặng nề. Thêm vào đó, thời tiết dần chuyển sng mùa mưa, cuộc sống của lính Pháp vô cùng khủng khiếp, trở thành “địa ngục trần gian”, là nỗi ám ảnh lớn nhất tại Điện Biêhn Phủ, đáng sợ hơn phải đầu hàng, là thất bị nặng nề của Bộ chỉ huy Pháp.

Đại đoàn 312 là đơn vị thứ hai nhận được cờ luân lưu của Hồ Chủ tịch. Đây vừa là vinh dự cũng là sự công nhận cho sự tận tụy và thành tích của Đại đoàn ngay từ trận mở màn của chiến dịch. Đơn vị cũng được lưu giữ lá cờ này vĩnh viễn ngày trong buổi lễ mừng quân vào ngày 13 tháng 5 năm 1954, sau khi kết thúc chiến dịch cũng bởi chiến công xông vào tận hang ổ của Đờ Cát bắt sống tên chỉ huy này và toàn bộ tham mưu của chúng, chấm dứt số phận của quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương.

Ngày hôm sau, 8 tháng 5 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen: "Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ, Bác và Chính phủ thân ái gửi lời ngợi khen cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào đia phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang. Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để tranh độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình. Bất kỳ đấu tranh về quân sự hay ngoại giao cũng đều phải trường kỳ gian khổ mới đi đến thắng lợi hoàn toàn... "

Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Sự nghiệp đấu tranh giành giải phóng dân tộc lại được tiếp tục, trường kỳ tại miền Nam ruột thịt. Là cờ “Quyết chiến quyết thắng” lại tiếp tục theo chân các chiến sĩ, trở thành biểu tượng chiến đấu và chiến thắng, là niềm tin yêu và kỳ vọng vào hòa bình, là hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn trong lòng mỗi người chiến sĩ, là động lực để thực hiện quyết tâm giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Liên kết website
Thống kê: 698.001
Online: 76