Nhằm tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các quốc gia đối với công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, năm 2020 Ngày thế giới không thuốc lá đượcTổ chức Y tế thế giới lựa chọn với chủ đề “Bảo vệ thanh niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá”.

Hàng năm, trên toàn thế giới có khoảng 5 triệu trường hợp tử vong do các bệnh có liên quan đến thuốc lá, tức là thuốc lá giết chết xấp xỉ 10000 người mỗi ngày. Cứ 2 người hút thuốc lá thì sẽ có 1 người chết vì những bệnh có liên quan đến thuốc lá, trong đó 50% chết ở tuổi trung niên và giảm đi 20 năm tuổi thọ.  Các nhà khoa học đã phân tích, khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin... Bên cạnh đó, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu. Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh như: Bệnh tim mạch, bệnh ung thư, bệnh hô hấp, bệnh răng và lợi và một số bệnh khác làm tăng cơ loãng xương gây đau nhức cơ thể, khó ngủ và giảm thể lực cơ thể do thiếu ôxy mãn tính…

Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: Ung thư phổi, ung thư thế quản, họng, thanh quản, thực quản, thận, ung thư cổ tử cung, ung thư da, nhồi máu cơ tim, các bệnh răng và lợi, viêm loét, cao răng, các mảng bám vào răng làm cho răng dễ bị mưng mủ, dễ rụng hơn, các bệnh về da…

Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người không hút thuốc nhưng hít phải khói (gọi là hút thuốc lá thụ động). Theo Tổ chức Y tế thế giới, hút thuốc thụ động là đặt con người vào mức không “an toàn”, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai. Ngoài bệnh tật và tử vong, thuốc lá còn ảnh hưởng đến sự phát triển giống nòi, ảnh hưởng đến môi trường văn hóa, kinh tế của gia đình, xã hội. Mặc dù việc hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng hiện nay, nhiều người vẫn còn xem nhẹ, coi thường hiểm họa từ thuốc lá.

Nhận thức rõ những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng đến môi trường sống. Trong những năm qua, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong cán bộ, viên chức, và người lao động đã đạt kết quả tích cực. Biển Cấm hút thuốc được đặt trước lối vào Bảo tàng, nhà trưng bày, khu làm việc… Để nâng cao nhận thức, ý thức của cán bộ, viên chức và người lao động về tác hại của thuốc lá, trong các buổi họp, hội nghi của đơn vị đã thực hiện lồng ghép các nội dung thông tin về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, kinh tế và môi trường; lợi ích của môi trường không khói thuốc; một số nội dung của Luật phòng chống tác hại thuốc lá.

 Qua đó, mỗi cán bộ, viên chức và người lao động có nhận thức sâu sắc hơn về tác hại của thuốc lá, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tác hại của thuốc lá; thực hiện nghiêm túc việc không hút thuốc tại nơi làm việc và nơi công cộng, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, vì môi trường xanh - sạch - đẹp, không khói thuốc lá./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
      Thống kê: 697.933
      Online: 48