Hậu cần là một công tác quân sự, gồm tổng thể các hoạt động, nhằm đảm bảo mọi hoạt động huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng vũ trang trong mọi hoàn cảnh chiến tranh hay hòa bình. Trong chiến tranh công tác đảm bảo cho hậu cần luôn là cầu nối giữa hậu phương với tiền tuyến, là nhân tố quyết định thắng lợi trên chiến trường. Hậu cần quân đội được bắt đầu từ những ngày thành lập Đảng với công tác đảm bảo cơ sở vật chất cho các đội võ trang cách mạng hoạt động.

Trong Đông Xuân 1953- 1954, Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, để mở một chiến dịch lớn dài ngày ở nơi rừng núi hiểm trở cách xahậu phương hàng 600 đến 700km. Khó khăn lớn nhất là vấn đề vận tải cung cấp hậu cần. Sau khi Bộ chỉ huy chiến dịch được thành lập, Tổng cục cung cấp quyết định thành lập cơ quan tiền phương của Tổng Cục cung cấp tại mặt trận do đồng chí Đặng Kim Giang phụ trách. Cục trưởng Cục Quân nhu Nguyễn Thanh Bình làm phó và đồng chí Nguyễn Ngọc Minh làm tham mưu kế hoạch hậu cần. Các cục đều cử một cục phó và một số cán bộ kinh nghiệm đi chiến dịch. Do địa bàn chiến dịch ở xa hậu phương nên việc cung cấp hậu cần cho chiến dịch hình thành tuyến hậu phương và tuyến chiến dịch. Lực lượng hậu cần trong chiến dịch được bố trí thành 3 tuyến, bố trí các cơ sở và kho tàng thành 3 khu vực.

Tuyến Sơn La – Tuần Giáo có sở chỉ huy ở thị xã Sơn Lavới các lực lượng vận tải làm nhiệm vụ chuyển từ Sơn La lên Tuần Giáo. Lực lượng thanh niên xung phong, dân công đảm nhiệm mở mới và sửa chữa đường. Có các kho dự trữ của chiến dịch và  bệnh viện mặt trận mới được tổ chức trên cơ sở đội điều trị 6.

Tuyến Tuần Giáo – Lai Châu, cơ sở chỉ huy ở Tuần Giáo có lực lượng vận tải đảm nhiệm vận chuyển hàng từ Tuần Giáo đến Nà Tấu Km62 có các kho chuyển tiếp và bệnh viện mặt trận trên cơ sở đội điều trị 7.

Tuyến 3 là tuyến hậu cần hỏa tuyến trực tiếp đảm bảo cho các đơn vị chiến đấu ở phía trước. Lực lượng vận tải chính là dân công và xe đạp thồ làm nhiệm vụ vận chuyển đến hậu phương các đại đoàn bộ binh, trung đoàn pháo binh, các kho chung chuyển và 2 bệnh viện mặt trận được tổ chức trên cơ sở 2 đội điều trị 1 và  4.

Sau một thời gian chuẩn bị, chiến dịch Điện Biên Phủ được mở màn vào chiều ngày 13/3/1954. Toàn tuyến hậu cần bước vào phục vụ bộ đội chiến đấu. Khó khăn lớn nhất của hậu cần chiến dịch là tuyến vận tải trải dài trên nhiều vùng núi non hiểm trở qua nhiều sông suối lại bị địch đánh phá ngăn chặn ác liệt. Trong chiến dịch này địch đánh phá gần 1.200 trận đến các khu vực Đèo Giàng, đèo Khế, Lũng lô, Pha Đin, Cò Nòi, Tuần Giáo thành những trọng điểm hủy diệt. Giao thông vận tải trở thành mặt trận chiến đấu quyết liệt. Bên cạnh vận tải cơ giới nhiều tuyến vận tải bộ bằng sức người và phương tiện thô sơ được tổ chức từ hậu phương ra tiền tuyến. Từ các tỉnh vùng căn cứ địa Việt Bắc đã huy động được gần 6 tấn gạo và thực phẩm, huy động được hơn 36 ngìn dân công với 8.000 xe đạp thồ hàng ngìn bè mảng vượt qua Sông Thao, sông Đà vượt rừng Tây Bắc vào Điện Biên Phủ. Từ Nghệ An, Thanh Hóa đã huy động được 186.714 dân công, hơn 10.000 xe đạp thồ hàng ngìn bè mảng đưa vào chiến dịch hàng chục nhìn tấn gạo.

Đồng bào Tây Bắc, tuy đời sống khó khăn nhưng đã huy động được hàng chục nghìn tấn gạo, trên 3.000 dân công, 11.600 chiếc bè mảng, hàng nghìn ngựa thồ phục vụ chiến dịch.

Xe đạp thò trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Mặc dù địch đánh phá ác liệt, hòng ngăn chặn quãng đường tiếp tế của ta, nhưng một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm, thuốc men, quân trang, quân dụng, đạn dược vũ khí đã được chuyên chở  đến mặt trận đảm bảo cho bộ đội ta chiến đấu thắng lợi.

Điện Biên Phủ là chiến dịch qui mô lớn nhất, dài ngày nhất diễn ra ở vùng miền núi xa xôi, hẻo lánh. Chiến thắng to lớn Điện Biên Phủ cũng là chiến thắng trên trận tuyến hậu cần của quân đội ta đã khắc phục mọi khó khăn gian khổ mở hàng trăm km đường rừng núi để xe pháo vào chiến dịch, đã huy động  mọi nguồn lực, vật chất với 20.000 tấn lương thực, thực phẩm và đạn dược đảm bảo cho 87.000 người cả bộ đội và dân công tham gia chiến dịch kéo dài trong nhiều ngày. Qua chiến dịch Điện Biên Phủ ngành hậu cần đã tiến bộ vượt bậc về mọi mặt. Xây dựng được cơ sở vững chắc về tổ chức, quan điểm phục vụ, kinh nghiệm phân tuyến bảo đảm giữa hậu phương và hậu cần chiến lược với chiến dịch. Những bài học kinh nghiệm phân tuyến hậu cần phối hợp chặt chẽ giữa tuyến sau, tuyến trước đảm bảo phục vụ đánh địch ở nhiều hướng, là cơ sở giúp ngành hậu cần quân đội phát triển lên tầm cao mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước./.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Liên kết website
    Thống kê: 697.710
    Online: 45