Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2022) là dịp để đoàn viên, người lao động tại đơn vị cùng ôn lại về lịch sử, truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam; ra sức thi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngày 25/7/2022, Công đoàn bộ phận Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới đoàn viên, người lao động các nội dung kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, sau đây là toàn văn nội dung tuyên truyền:

Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày 28/7/1929. Đây là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ tri thức và những người lao động tự nguyện thành lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhận Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn:

1. Sự ra đời của tổ chức công đoàn Việt Nam:

 Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp lần thứ nhất (1897 - 1914), giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1918 - 1930). Do bị cả thực dân và phong kiến bóc lột hà khắc, giai cấp công nhận Việt Nam đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ. Vào những năm 1920 phong trào đấu tranh ở Việt Nam ngày càng phát triển và nhân rộng. Từ trong đấu tranh đã hình thành tính giai cấp và những người công nhân tập hợp lại tổ chức các hội như: Tương tế, Phường hội, Ái hữu, Nghiệp đoàn, Công Hội… Tiêu biểu nhất trong số này là sự ra đời của Công Hội Ba Son do Tôn Đức Thắng thành lập (1920) tại Sài Gòn. Mặc dù số lượng công hội còn ít nhưng những công hội đầu tiên này chính là người đặt nền móng và chịu ảnh hưởng của tư tưởng công đoàn cách mạng và cũng là mầm móng quan trọng cho phong trào công nhân và phong trào công đoàn Việt Nam. Tháng 8/1925 tuần dương hạm Pháp Julex Michelet đã bị hỏng máy trên đường đến Trung Quốc trấn áp các cuộc cách mạng buộc phải ghé vào xưởng Ba Son để sửa chữa. Nhân cơ hội này đồng chí Tôn Đức Thắng đã tập hợp các thành viên Hội Ba Son bàn biện pháp tổ chức đấu tranh. Ban lãnh đạo đình công được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Tôn Đức Thắng với mục đích giữ chân chiến hạm này nhằm làm phá sản kế hoạch đàn áp phong trào cách mạng thế giới. Cuộc bãi công nổ ra với sự tham gia của toàn bộ công nhân Ba Son với các yêu sách như tăng lương, nhận lại công nhân đã bị nghỉ việc trước đây, điều chỉnh thời gian làm việc…Sau gần 04 tháng đấu tranh bền bỉ, cuối cùng yêu sách của các công nhân cũng được chấp nhận một phần. Đây là cuộc đấu tranh chính trị đầu tiên của công nhân Nam Kỳ và công nhân cả nước, đã có tác động lớn trong nước, gây tiếng vang trong phong trào cách mạng vô sản và công nhân thế giới.

          Vào những năm 1928 - 1929 chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam đã làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của phong trào công nhân và các tổ chức công hội đòi hỏi phải có một tổ chức Mác xít, một Đảng thực sự cách mạng của giai cấp công nhân có khả năng tập hợp, lãnh đạo công nhân đấu tranh giành độc lập tự do. Tháng 3/1929 Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội. tiếp đến ngày 17/6/1929 Động Dương cộng sản Đảng ra đời. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của công tác vận động công nhân và tăng sức mạnh cho tổ chức Công Hội Đỏ, ban chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng quyết định triệu tập đại hội thành lập Tổng Công Hội đỏ Bắc kỳ vào ngày 28/7/1929 tại số nhà 15, phố Hàng Nón - Hà Nội. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là người đứng đầu Ban chấp hành lâm thời Tổng Công Hội đỏ Bắc Kỳ. Sự kiện này là một mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo công nhận lao động.

          Chính vì ý nghĩa đó, theo đề nghị của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam quyết định lấy ngày 28/7/1929 là ngày truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

2. Quá trình phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam:

- Công hội Đỏ (1929 - 1935):

          Có thể nói đây là giai đoạn đầy thử thách đối với tổ chức Công Hội Đỏ - một đoàn thể cách mạng còn non trẻ của giai cấp công nhân Việt Nam. Với tinh thần hăng hái, quyết tâm cao, là đội tiên phong của Đảng cộng sản Việt Nam, Công Hội Đỏ đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc vận động công nhân lao động đấu tranh với nhiều hình thức, góp phần củng cố lực lượng, từng bước gây dựng phong trào cách mạng.

- Nghiệp đoàn Ái Hữu, Hội công nhân phản đế, Hội công nhân cứu quốc (1935 - 1946):

Giai đoạn 1936 - 1937 phong trào đấu tranh của công nhân đòi thành lập nghiệp đoàn dâng cao. Mặc dù bị ngăn cản nhưng tại nhiều nơi trong cả nước các nghiệp đoàn vẫn được thành lập và hoạt động công khai, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Vinh… Trong giai đoạn này nổi bật nhất là hoạt động của Nghiệp đoàn Ái Hữu do giai công công nhân thành lập. Nghiệp đoàn Ái Hữu hoạt động mạnh mẽ và sôi nổi khiến cho thực dân Pháp hết sức lo lắng. Tháng 9/1939 bọn đế quốc ra sức đàn áp và ra lệnh giải tán Nghiệp đoàn Ái Hữu. Để phù hợp với tình hình mới, nghiệp đoàn Hữu Ái rút vào hoạt động và lấy tên “Hội công nhân phản đế”. Đến năm 1941, khi Mặt trận Việt Minh được thành lập, “Hội công nhân phản đế” trở thành “Hội công nhân cứu quốc”.

- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (1946 - 1961)

Sau khi giành được chính quyền, tại kỳ họp thứ II Quốc Hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946) đã dự thảo Dự án Luật lao động trong đó đề cập đến nhiều nội dung lien quan đến quyền lợi của người lao động. Để thống nhất về tổ chức trên phạm vi cả nước, Hội nghị cán bộ công đoàn cứu quốc toàn quốc đã đổi tên “Hội công nhân cứu quốc” thành “Công đoàn”, thống nhất tất cả các tổ chức công đoàn trong cả nước, lấy tên Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Tháng 7/1946, tại nhà hát lớn Hà Nội, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chính thức ra mắt.

- Tổng công đoàn Việt Nam (1961 - 1988)

Tháng 2/1961 Đại hội công đoàn lần thứ II được tổ chức với mục tiêu “Động viên cán bộ, công nhân, viên chức thi đua lao động sản xuất, xây dựng XHCN ở miền bắc, với tinh thần Mỗi người làm việc bằng hai vì Miền Nam ruột thịt, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà”.

Tháng 2/1974 Đại hội công đoàn lần thứ III được tổ chức, đại hội bầu đồng chí Tôn Đức Thắng - chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa làm chủ tịch danh dự. Mục tiêu Hội nghị là “Động viên sức người, sức của, chi viện cho chiến trường, tất cả để giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước”.

Năm 1975 miền Nam được giải phóng. Tổng công đoàn Việt Nam (miền Bắc) và Liên hiệp công đoàn giải phóng Miền Nam đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đến tháng 6/1976 Hội nghị thống nhất công đoàn toàn quốc tổ chức và quyết định lấy tên là Tổng công đoàn Việt Nam.

- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (1988 - nay)

Tháng 10/1988 Đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ VI tổ chức, đây là đại hội đầu tiên của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn bước vào thời kỳ đổi mới. Đại hội đã đổi tên “Tổng Công đoàn Việt Nam” thành “Tổng liên đoàn lao động Việt Nam” và xác định mục tiêu là “Vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”.

Tháng 11/1993 Đại hội lần thứ VII Công đoàn Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội đã nhấn mạnh yêu cầu “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, chăm lo bảo vệ lợi ích công nhân lao động”.

Tháng 11/1998 Đại hội lần thứ VIII Công đoàn Việt Nam nhấn mạnh “Vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng GCCN và tổ chức Công đoàn vững mạnh”.

Tháng 10/2003 Đại hội lần thứ IX Công đoàn Việt Nam đã khẳng định “Xây dựng GCCN và tổ chức Công đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, góp phần tăng cường đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Tháng 11/2008 Đại hội lần thứ X Công đoàn Việt Nam đã xác định mục tiêu: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn các cấp, hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, CNVCLĐ làm đối tượng vận động, chuyển mạnh hoạt động Công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”.

Nhiệm kỳ lần thứ X của Công đoàn Việt Nam hoạt động trong bối cảnh GCCN Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước về xây dựng GCCN, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của hàng triệu CNVCLĐ trong cả nước. Những hoạt động triển khai thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, cùng với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và Công đoàn đã tạo được chuyển biến trong cả nhiệm kỳ hoạt động, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Tháng 7/2013 Đại hội lần thứ XI Công đoàn Việt Nam được tổ chức đã xác định phương châm hành động, đó là “Vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn”.

Tháng 9/2018 Đại hội lần thứ XII Công đoàn Việt Nam đã xác định 09 nhóm chỉ tiêu, 09 nhiệm vụ tổng quát và 03 khâu đột phá trong cả nhiệm kỳ, ngoài ra còn có 01 chương trình trọng tâm “Công đoàn Việt Nam đồng hành cùng Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển bền vững đất nước”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Qua hệ quốc tế của Công đoàn Việt Nam từng bước được mở rộng. Đội ngũ công nhân, viên chức lao động trong cả nước đã rỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo, nỗ lực vươn lên trong lao động và công tác… giữ vai trò quyết định, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng, lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
      Thống kê: 697.758
      Online: 74