Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; trong tuyên cáo ngày 28/8/1945, Chính Phủ đã thành lập Bộ Thông tin – Tuyên truyền, tiền thân của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Từ đó đến nay, ngày 28/8 đã trở thành ngày truyền thống của ngành với sự phát triển vượt bậc qua từng giai đoạn lịch sử.

Ngày truyền thống ngành Văn hóa​ gắn liền với sự ra đời của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

(Ảnh: Tư liệu)

Kể từ ngày thành lập đến nay, ngành Văn hóa luôn là một mặt trận quan trọng đồng hành cùng với sự phát triển đi lên của đất nước; đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của cả dân tộc. Trong giai đoạn đổi mới và phát triển hiện nay, các chiến sỹ trên mặt trận văn hóa đã và đang không ngừng nỗ lực để đóng góp công sức vào việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế – văn hóa – xã hội, đặc biệt là nhiệm vụ “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (Nghị quyết BCH TW khóa VIII/1998)

Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững; trong tình hình mới hiện nay, công tác tư tưởng - văn hóa càng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - văn hóa luôn gay go và phức tạp. Do đó, càng đòi hỏi những người làm công tác trên lĩnh vực văn hóa, thông tin phải thấm nhuần sâu sắc đường lối của Đảng, tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, nắm vững nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thực tiễn cuộc sống và cách mạng đang vận động và phát triển, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao nhận thức một cách khoa học, đúng đắn, khắc phục những lệch lạc, sai sót về tư tưởng, phấn đấu xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong sự nghiệp đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành quả đáng tự hào. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực vẫn đan xen những yếu tố tiêu cực, tác động xấu đến đạo đức, lối sống, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của đời sống văn hóa, xã hội. Nhiệm vụ của ngành Văn hóa càng có nhiều khó khăn thử thách hơn. Song, chúng ta quyết tâm tăng cường sự quản lý, năng động và sáng tạo trong việc chọn lọc, tiếp thu những giá trị tinh hoa của văn hóa thế giới để làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc; kiên quyết bài trừ những loại văn hóa phẩm, lối sống kém lành mạnh, đi ngược lại với xu thế văn minh thời đại.

Là đơn vị trưc thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, trong suốt những năm thành lập và chặng đường phát triển, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã có những đóng góp tích cực cho hoạt động của ngành văn hóa tỉnh nhà và được ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý mà Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương và tỉnh Điện Biên trao tặng. Điển hình là Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2014, 2016); Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (năm 2015, 2017). Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh (năm 2007, 2008); Cờ thi đua dẫn đầu phong trào thi đua của UBND tỉnh (năm 2014, 2020); Ngoài ra còn nhiều Bằng khen, Giấy khen do UBND tỉnh Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên trao tặng.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nhận cờ thi đua của UBND tỉnh Điện Biên tặng “Đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua, hoàn thành xuất sắc, toàn diện các chỉ tiêu giao ước Khối – Cụm thi đua năm 2020

Nhìn lại chặng đường đã qua, hướng tới những dự định mới trong tương lai, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tin tưởng rằng với sự đồng lòng, chung sức của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ giữ vững truyền thống tốt đẹp của ngành; luôn nỗ lực và cố gắng hơn nữa để phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, không ngại gian khổ, hi sinh, nỗ lực làm tròn sứ mệnh của đội quân xung kích trên mặt trận văn hoá.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
      Thống kê: 697.674
      Online: 50