Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là tài sản vô cùng quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong suốt bề dày lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ vật, di tích trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nội dung sắc lệnh 65 phản ánh những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản, sâu sắc đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, khẳng định việc bảo tồn cổ tích “là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”. Cho đến nay, sắc lệnh vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn, soi sáng cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước.
Với ý nghĩa đó, ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23/11 là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam” nhằm động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Mục đích nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Đây cũng là dịp giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân; di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam là: giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân; Tằn cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bải vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2005 tới nay, Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11 đã thực sự trở thành ngày hội lớn, thắp sáng ngọn lửa di sản văn hoá dân tộc trong trái tim của người dân Việt Nam.
Với Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong những năm qua, đơn vị đã làm tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá, giáo dục truyền thống lịch sử bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm đưa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đến gần hơn với công chúng từ đó phát huy được giá trị những di sản mà Bảo tàng đang lưu giữ.